TÓM TẮT NỘI DUNG QUY ĐỊNH HĐ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2011 – 2012

::::::TÓM TẮT NỘI DUNG QUY ĐỊNH HĐ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2011 – 2012

TÓM TẮT NỘI DUNG QUY ĐỊNH HĐ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2011 – 2012

TÓM TẮT MỘT SỐ NỘI DUNG

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂM 2011-2012
(Trích từ Văn bản quy định hoạt động khoa học công nghệ năm học 2011-2012
của Phòng KHCN và Đào tạo SĐH )
1. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (cấp trường)
– Thời gian thực hiện đề tài: tối đa 02 năm
– Báo cáo tình hình thực hiện đề tài định kì sau 06 tháng triển khai và trước khi hết thời hạn thực hiện đề tài 01 tháng; báo cáo đột xuất (nếu cần) với Nhà trường qua phòng KHCN.
– Xếp loại đánh giá nghiệm thu: căn cứ vào điểm trung bình chung của các thành viên hội đồng có mặt theo thang 100 điểm, làm tròn đến phần nguyên. Cụ thể:
+ Từ 95 trở lên: Xuất sắc
+ Từ 90 đến dưới 95: Tốt
+ Từ 80 đến dưới 90: Khá
+ Từ 75 đến dưới 80: TB Khá
+ Từ 65 đến dưới 75: Đạt
+ Dưới 65 điểm: Không đạt
Yêu cầu: Mỗi đề tài/nhiệm vụ cấp cơ sở được đánh giá “Tốt” trở lên phải có ít nhất 01 bài viết đăng trên các Kỉ yếu Hội nghị, Hội thảo hoặc đăng trên Tạp chí khoa học cấp trường trở lên.
2. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa: là nhiệm vụ bắt buộc NCKH đối với cán bộ, giảng viên
Định mức giờ chuẩn NCKH trong một năm học của giảng viên được quy đổi từ định mức thời gian NCKH theo nguyên tắc:
5 giờ hoạt động NCKH = 1 giờ chuẩn NCKH
Chức danh GV
Định mức
thời gian NCKH
Định mức
giờ chuẩn NCKH
Giáo sư
600 giờ
120
Phó giáo sư
500 giờ
100
Giảng viên
400 giờ
80
Giảng viên đang học sau đại học trong nước và nước ngoài; giảng viên trong thời gian hợp đồng làm việc lần đầu, không bắt buộc phải thực hiện định mức giờ NCKH.
3. Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Số lượng đề tài NCKH giảng viên được tham gia hướng dẫn cho sinh viên được quy định cụ thể như sau:
a) Giáo sư – Tiến sĩ – Giảng viên Cao cấp/Chuyên viên Cao cấp: không quá 05 đề tài;
b) Phó Giáo sư- Tiến sĩ- Giảng viên chính/Chuyên viên Chính: không quá 03 đề tài;
c) Tiến sĩ- Giảng viên Chính/Chuyên viên Chính: không quá 02 đề tài;
d) Tiến sĩ, Thạc sĩ- Giảng viên Chính/ Chuyên viên Chính: không quá 01 đề tài;
2. Tiêu chuẩn cán bộ – giảng viên hướng dẫn sinh viên NCKH
a) Phải có ít nhất 03 (ba) năm tham gia trực tiếp giảng dạy;
b) Phải được sự đồng ý và phân công hướng dẫn đề tài của Hiệu trưởng- Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường trên cơ sở đề xuất của Khoa, Phòng.
4. Biên soạn giáo trình
Quy trình tổ chức biên soạn và thẩm định giáo trình được tóm tắt như sau:
1. Giảng viên căn cứ chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra và nhu cầu thực tiễn đào tạo mà đề xuất biên soạn giáo trình. Nếu là chuyên ngành đặc biệt, không có Tiến sĩ thì người biên soạn phải có học vị Thạc sĩ và được Hiệu trưởng phê duyệt.
2. Giảng viên hoặc Ban biên soạn xây dựng đề cương chi tiết giáo trình và báo cáo trước Hội đồng Khoa học Đào tạo Khoa. Khoa đề xuất với phòng KHCN lập Hội đồng duyệt.
3. Phòng KHCN thành lập Hội đồng Khoa học duyệt đề cương giáo trình, trình Hiệu trưởng.
4. Tác giả tiến hành biên soạn sau khi Hội đồng duyệt xem xét và có quyết định phê duyệt của Hiệu trưởng.
5. Phòng KHCN thành lập Hội đồng Khoa học thẩm định giáo trình đã hoàn thành.
6. Khi đánh giá giáo trình, Hội đồng thẩm định sẽ căn cứ vào:
– Mục đích của việc biên soạn giáo trình so với kết quả đã đạt được;
– Nội dung của giáo trình: căn cứ vào đề cương chi tiết đã được duyệt. Phần nào
điều chỉnh, bổ sung, tác giả phải giải trình;
– Phương pháp thực hiện việc biên soạn giáo trình;
– Tính khoa học: thể hiện ở nội dung, sự chính xác của tư liệu, sự giải thích, chú thích nội dung;
– Tính sư phạm: thể hiện ở cách trình bày, ở cấu trúc, hệ thống câu hỏi, bài tập…
– Tính thực tiễn: gắn liền với những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo học chế tín chỉ;
7. Hiệu trưởng xem xét ý kiến của Hội đồng thẩm định để ra quyết định cho phép in và phát hành;
8. Nhà trường hỗ trợ kinh phí in giáo trình và thành lập Ban phát hành để quản lí, phát hành, trả nhuận bút (hoặc bản quyền) cho tác giả; hoặc tác giả tự in và chịu trách nhiệm phát hành, tự chịu trách nhiệm kinh phí và nguồn thu do phát hành.
– Quy trình đăng kí viết sách tham khảo, in và phát hành sách tham khảo
1. Quy trình giống như quy trình biên soạn và thẩm định giáo trình. Yêu cầu tác giả phải có thâm niên giảng dạy chuyên ngành từ 02 năm trở lên.
2. Chỉ có các công trình đã qua Hội đồng Khoa học Trường ĐHSG thẩm định mới được ghi ở bìa sách “Trường Đại học Sài Gòn”.
3. Khi sách đã in, Khoa/Bộ môn đề xuất Thư viện Trường mua sách để phục vụ cho nghiên cứu, học tập.
4. Thư viện làm thủ tục mua sách theo số lượng:
+ Giáo trình: mua từ 40-50 cuốn
+ Sách tham khảo: 10-20 cuốn
[Quy định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2012.]
Nội dung chi tiết, quý Thầy (Cô) vui lòng download file “các văn bản về Hoạt động KHCN” tại đây:
2016-12-23T17:20:47+07:00 11/10/2016|Nghiên Cứu Khoa Học - GDTH|